top of page

4 loại hối tiếc và cách vượt qua sự hối tiếc

"Chúng ta có thể sử dụng những hối tiếc của mình để học hỏi từ quá khứ và làm tốt hơn trong tương lai"


4 loại hối tiếc và cách vượt qua

Hối tiếc là gì?

Theo Wikipedia, “Hối tiếc hay tiếc nuối là một phản ứng cảm xúc có ý thức đối với một tình huống không mong muốn. Hối tiếc có liên quan đến cơ hội nhận thức. Cường độ của nó thay đổi theo thời gian sau khi quyết định, liên quan đến hành động so với không hành động, và liên quan đến tự kiểm soát ở một độ tuổi cụ thể.”


Một định nghĩa khác là "một trạng thái cảm xúc khó chịu được gợi ra bởi sự khác biệt về giá trị kết quả của các hành động được chọn so với các hành động không được lựa chọn".


Hối tiếc khác với hối hận ở chỗ mọi người có thể hối tiếc về những điều vượt quá tầm kiểm soát của họ, nhưng hối hận cho thấy ý thức trách nhiệm đối với tình huống kể trên.


hối tiếc là gì

Nguyên nhân gốc rễ của hối tiếc

Theo nhà tâm lý trị liệu Terri Cole, xét về mặt tâm lý, hối tiếc giống như cách bộ não bảo vệ và khuyến khích chúng ta xem xét những lựa chọn đã dẫn đến kết quả tiêu cực. Hối tiếc cũng có thể là một hành vi mà chúng ta học được từ cha mẹ hoặc người chăm sóc (Có thể họ luôn nói về mối quan hệ đã tuột mất hoặc họ có thể đã có một sự nghiệp tuyệt vời nếu...)


Hối tiếc thường là những chấn thương nhỏ, và tương tự như chấn thương, sống trong hối tiếc khiến bạn bị mắc kẹt trong một thời điểm và không gian cụ thể. Chúng ta phải xử lý hối tiếc để tiến lên phía trước.


Một số bạn có thể cảm thấy rằng nếu không suy nghĩ mãi về những sai lầm của mình, bạn sẽ lặp lại chúng. Dường như việc suy nghĩ quá mức sẽ giúp bạn an toàn.


Tuy nhiên, việc suy nghĩ không phải là điều ngăn chúng ta lặp lại sai lầm. Điều giúp chúng ta không lặp lại là hiểu rõ hơn lý do tại sao nó đã xảy ra ngay từ đầu. Từ đó, chúng ta có thể nhìn thấy những con đường khác nhau để hành động.


thương mình hơn một chút mỗi ngày

Bốn loại hối tiếc

Trong cuốn sách "The Power of Regret: How Looking Backward Moves Us Forward" nhà khoa học hành vi Daniel Pink định nghĩa bốn loại hối tiếc


  1. Hối tiếc nền tảng: Những hối tiếc này xuất phát từ những quyết định được đưa ra từ sớm trong cuộc đời và có tác động tiêu cực đến cuộc sống sau này, thường liên quan đến tài chính, giáo dục hoặc sức khỏe.

  2. Hối tiếc về sự táo bạo: Những hối tiếc này xuất phát từ việc để nỗi sợ hãi chi phối quyết định của bạn và không dám bước ra khỏi vùng an toàn.

  3. Hối tiếc đạo đức: Những hối tiếc này xuất phát từ việc hành động trái với đạo đức và giá trị của bạn, như trốn thuế, ngoại tình hoặc gian lận.

  4. Hối tiếc về mối quan hệ: Những hối tiếc này xuất phát từ việc để các mối quan hệ phai nhạt và đánh mất chúng.


4 loại hối tiếc

Hối tiếc là một phần của trải nghiệm con người.


Hơn nữa, gần như không thể để mọi quyết định chúng ta đưa ra đều đúng, đặc biệt là khi chúng ta phải đưa ra hàng chục quyết định mỗi ngày trong trạng thái mệt mỏi hoặc tâm trạng không tốt.


Hãy sử dụng “Hối tiếc” như một dữ liệu

Chúng ta có thể sử dụng những hối tiếc của mình để học hỏi từ quá khứ và làm tốt hơn trong tương lai.


Một ví dụ từ cuộc sống của Uyên, Uyên vốn là một người mang tính Lửa - Đất, và có một thời gian rất dễ bị nổi giận từ các triggers xung quanh (đó là trên hành trình chữa lành của mình, Uyên chạm tới “vùng trũng” của những cơn tức giận bị đè nén tích tụ một cách thiếu lành mạnh từ xưa)


Và vì thế, trong một tình huống nọ với em gái mình, hai chị em tranh luận vì một hiểu lầm rất nhỏ, nhưng lại thành ra tranh cãi lớn tiếng. Sau khi bình tĩnh lại, Uyên đã nhắn tin cho em của mình.


Uyên không muốn sau cuộc tranh cãi là sự hối tiếc hay xấu hổ, vì vậy thay vì im lặng, Uyên chịu trách nhiệm về phần của mình. Điều này mang lại cảm giác nhẹ nhõm vô cùng.


Tuy nhiên, Uyên cũng hiểu, trong cuộc sống có nhiều tình huống đã qua lâu và việc quay lại sửa sai ngay lúc đó là không thể, thì ta vẫn có thể viết nhật ký để xử lý trải nghiệm ấy.


hối tiếc để rút ra bài học và sửa chữa

Kết hợp ứng dụng lòng tự trắc ẩn

Chúng ta cần lòng tự trắc ẩn để giúp chúng ta xử lý hối tiếc.


Uyên cũng có series các bài viết về lòng tự trắc ẩn (Self-Copassion) trên website này, bạn có thể xem TẠI ĐÂY để hiểu hơn về lòng tự trắc ẩn nhé!


lòng tự trắc ẩn

Sau đây là 2 bài thực hành rất hữu ích trong trường hợp hối tiếc, mời bạn cùng thực hành nhé


Uyen Nguyen, CVPCC 20 tháng 8, 2024


lá thư tự trắc ẩn


Uyen Nguyen, CVPCC-27 tháng 8, 2024


30 câu nói tự trắc ẩn


Đối mặt với sự hối tiếc bằng việc quan sát chính mình (thực hành tĩnh lặng nội tâm mỗi ngày để phát triển khả năng này

Cách tốt nhất để đối mặt với nỗi đau của hối tiếc là phát triển sự hiểu biết sâu sắc về lý do tại sao bạn cảm thấy hối tiếc.


  1. Chú ý vào loại hối tiếc mà bạn thường gặp phải: Hối tiếc nền tảng, hối tiếc về sự táo bạo, hối tiếc đạo đức, hối tiếc về mối quan hệ. Đâu là loại hối tiếc bạn thường dính mắc?

  2. Cho phép bản thân cảm nhận mọi cảm xúc. Đừng gạt bỏ nó bằng cách nói "Nó đã qua rồi, tôi không muốn đối mặt với nó." Nếu bạn cảm thấy hối tiếc, nó vẫn tồn tại ở hiện tại.

  3. Xử lý trải nghiệm tiêu cực của bạn như một người quan sát đầy lòng trắc ẩn - hãy tưởng tượng bạn đang xem một bộ phim/ bạn là một chiếc camera quan sát khách quan/ bạn là một chú chim đậu ở trên cành cây cao. Hãy nhìn nhận bản thân và những người khác với mong muốn thấu hiểu bản thân, thấu hiểu phản ứng và cách ứng xử của bạn.

  4. Hãy tự hỏi bản thân, "Có điều gì tôi có thể rút ra từ việc phân tích những gì đã xảy ra không?"

    Việc nhận thức được khi nào bạn đang lặp đi lặp lại suy nghĩ cũng rất hữu ích. Bằng cách học cách xác định nó, bạn có thể phá vỡ mô thức. Hãy nhớ rằng, bạn đã và đang làm công việc xử lý hối tiếc. Bạn không cần phải đắm chìm trong nó. Việc chọn làm điều gì đó khác biệt là phần tiếp thêm sức mạnh cho bạn.

  5. Dám nhận lãnh trách nhiệm của bạn trong tình huống, giống như tình huống của Uyên kể trên, chắc chắn có ít nhất 50% lỗi đến từ Uyên hoặc cách phản ứng của Uyên trong tình huống đó. Khi chúng ta hiểu được phần của mình, chúng ta có thể quyết định liệu có cần thực hiện thêm hành động nào không.

  6. Chúng ta nuôi dưỡng lòng trắc ẩn với chính mình và củng cố niềm tin vào bản thân sau tất cả những gì xảy ra.


Thực hành tĩnh lặng nội tâm - Chỉ tốn 5 phút mỗi ngày

Ở bước số 3, Uyên có viết “Xử lý trải nghiệm tiêu cực của bạn như một người quan sát đầy lòng trắc ẩn - hãy tưởng tượng bạn đang xem một bộ phim/ bạn là một chiếc camera quan sát khách quan/ bạn là một chú chim đậu ở trên cành cây cao.”


Vậy làm sao có thể làm được điều đó? Bài viết trước đây của Uyên có hướng dẫn cách thực hiện, bạn có thể xem TẠI ĐÂY nha.


tĩnh lặng nội tâm

thực hành tĩnh lặng nội tâm

Lưu ý

Điều gì cũng cần thời gian. Bạn không thể mong đợi thực hành 1 lần, 2 lần, 3 - 4 hay thậm chí 5 lần mà ó thể thành công và nhuần nhuyễn. Hãy thực hành điều này ngày qua ngày, thậm chí là tháng năm. Nhưng chắc chắn, kết quả là có thật.

Uyên tin bạn có thể làm được.


Lời mời

Khoá học Ranh giới lành mạnh K2, với theme “Làm mẹ an yên” sẽ khai giảng vào tháng 4/2025.




Thương mến,

Nguyễn Bảo Uyên

CoachVille Professional Certified CoachFounder of Yên Coaching Space (www.yenspace.vn)

Comments


bottom of page